PHÂN PHỐI BU LÔNG MẠ CRÔM (MẠ CHROME – MẠ CỜ RÔM – MẠ ZINCROMAT)
Công ty TNHH đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Hàn là đơn vị chuyên sản xuất bu lông inox, ốc vít inox, bu lông nở inox, tắc kê nở ino, nở đóng, nở đinh, nở đạn, nở rút. Bên cạnh đó chúng tôi còn nhập khẩu và phân phối các loại bu lông cấp bền có cường độ cao như bu lông cường độ cao cấp bền 8.8; 10.9; 12.9; F10T, bu lông tự đứt S10T, F10T. Chúng tôi còn gia công và bán buôn các sản phẩm bu lông neo móng inox, tăng đơ inox, ma ní inox, xích inox, khóa cáp inox.
Tuy nhiên trong bài viết này, cơ khí Việt Hàn giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm bu lông mạ crôm, hay còn có một số tên gọi khác là bu lông mạ chrome, bu lông mạ cờ rôm (theo cách đọc của tiếng Việt), bu lông mạ zicromat… có khá nhiều cách gọi khác nhau, tuy nhiên có 2 cách gọi phổ biến nhất, đó là bu lông mạ zincoromat và bu lông mạ crôm.
>> Tham khảo bu lông cường độ cao
Tại sao lại phải mạ crôm, hay mạ zincromat cho bu lông?
Bình thường thì một loại bu lông có nhiều cách xử lý bề mặt khác nhau, có thể mạ kẽm điện phân, có thể mạ kẽm nhúng nóng, cũng có thể nhuộm đen. Tuy nhiên, với những phương án xử lý bề mặt như vậy thì khả năng chống ăn mòn hóa học sẽ không được cao. Chính vì vậy phương án bu lông mạ crôm, hay mạ zincromat được lựa chọn. Khả năng chống gỉ, chống ăn mòn của bu lông mạ crôm, mạ zincromat tốt hơn viẹc mạ kẽm và nhuộm đen rất nhiều.
Công dụng của việc mạ crôm, mạ zincromat là gì?
Bu lông mạ crôm, mạ zincromat so với một loại không mạ, hay nhuộm đen, cũng có thể mạ kẽm điện phân hay nhúng nóng thì bu lông mạ crôm, mạ zicromat tốt hơn rất nhiều. Dưới đây là một số ưu điểm của bu lông mạ zicoromat, mạ crôm:
Bu lông mạ crôm, mạ zincromat là đã thực hiện quá trình sử dụng crôm và hóa chất xi mạ của crôm như axit cromic để hình thành một lớp oxit crôm (gọi là lớp mạ crôm) để gia tăng độ bền cho bề mặt kim loại. Bất kể là trong môi trường xâm thực nào (khí quyển, môi trường axit, môi trường kiềm,…) lớp mạ crôm cũng vô cùng bền bỉ.
>> Tham khảo tăng đơ inox, xích inox, ma ní inox, khóa cáp inox
Lớp mạ zincromat bóng và đẹp, do sử dụng hóa chất xi mạ có tính ổn định hóa học cao, cùng công nghệ xi mạ hiện đại, tiên tiến nên lớp mạ zincromat mang đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Khi dùng dao hoặc vật sắc nhọn cà mạnh lên lớp mạ zincromat thì lớp mạ không bị trầy xước hay bong tróc, ngược lại vẫn bám dính chắc chắn trên bề mặt vật liệu
Phân loại các cách mạ zincromat, mạ crôm?
Theo mục đích mạ zincromat thì có thể phân loại thành ba loại như sau:
- Mạ crôm cứng
- Mạ crôm trang trí
- Mạ crôm chi tiết máy
Theo công nghệ mạ thì có thể phân loại mạ zincromat thành hai loại như sau:
Mạ crôm 6+ (crôm hóa trị 6)
Mạ crôm 6+ sử dụng crom trioxide CrO3 là thành phần chính, đây là giải pháp mạ điện crôm được sử dụng rộng rãi trong công nghệ mạ trang trí và mạ cứng. Khi đó, lớp mạ crôm 6+ sẽ tạo một lớp phủ crôm sáng bóng, cùng với kim loại nền sẽ làm cho bề mặt kim loại được mạ crôm 6+ có thể đạt được độ phản chiếu ánh sáng tương tự như gương.
Về quá trình mạ crôm 6+ cũng trải qua 4 bước cơ bản là: Tẩy dầu – Hoạt hóa – Mạ điện crôm – Rửa sạch. Bể mạ crom 6+ thường là bể nhựa để chưa axit cromic. Về dung dụng mạ crôm là hỗn hợp của crôm trioxide (CrO3), axit sulfuric (sulfat, SO4) tỷ lệ thành phần sẽ dao động lớn từ 75:1 đến 250:1 tùy theo trọng lượng.
Nhiệt độ và mật độ dòng điện trong quá trình mạ sẽ có ảnh hưởng đến độ sáng và độ bao phủ của sản phẩm, nếu là mạ trang trí thì nhiệt độ khoảng 35-45 độ C, nhưng nếu mạ crom cứng thì nhiệt độ khoảng 50-65 độ .
Bên cạnh những ưu điểm thì nhược điểm của mạ crôm 6+ là hiệu quả cực âm thấp, yếu tố chính là do việc phóng điện từ cực dương thấp. Điều này dẫn đến lớp mạ không đồng đều, các cạnh mép có điểm lồi ra thì có lớp phủ dày; còn ở các góc khuất, chỗ lõm thì lớp mạ phủ mỏng, thậm chí là không có lớp phủ. Theo đó, để khắc phục tình trạng này thì có thể đặt cathode phụ vào những góc lõm để khắc phục nhược điểm.
Mạ crôm 3+ (crôm hóa trị 3)
Mạ crôm 3+ sử dụng crôm sunfat hoặc clorua crôm là thành phần chính, quá trình mạ crôm 3+ cũng tương tự như mạ crôm 6+ chỉ khác ở thành phần hóa học của dung dịch mạ crôm. Bể mạ của crôm 3+ dựa trên sử dụng than chì hoặc cực dương composite, công với phụ gia để ngăn chặn quá trình oxi hóa của hóa trị 3 đến cực dương.
Mạ crôm 3+ quá trình crôm có thể ăn mòn phôi cùng một nhiệt độ, tốc độ và độ cứng tương tự so với mạ crôm 6+, về độ dày của lớp mạ crôm 3+ là khoảng 0,13-1,27mm.
Về ưu điểm của mạ crôm 3+ là mang lại hiệu quả cao hơn và cathode phóng điện tốt hơn. Khi khả năng phóng điện cực dương tốt hơn thì đồng nghĩa tỉ lệ tổn thất điện năng ít hơn, do đó dòng điện sẽ thấp hơn mạ crôm 6+. Bên cạnh, mạ crôm 3+ có thể gián đoạn mà điều này khó có thể thực hiện được ở dung dịch mạ crôm 6+.
Tuy nhiên, nhược điểm của mạ crôm 3+ là khi mạ trang trí không đem lại màu sắc chất lượng như mạ crôm 6+, trong ứng dụng mạ crôm cứng cũng không tốt bằng lớp mạ crôm hóa trị 6.
Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM SẢN XUẤT VÀ XNK VIỆT HÀN
Địa chỉ: 100-B3 Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0917014816/0979293644
Email: cokhiviethan.hanoi@gmail.com / bulongviethan@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.