BU LÔNG MÓNG ( BU LÔNG NEO MÓNG) KIỂU CHỐT CHẺ, L, J, LA, JA
Bu lông móng (bu lông neo móng) kiểu chốt chẻ, L, J, LA, JA
Công ty TNHH đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu Việt Hàn chuyên sản xất và gia công bu lông móng (bu lông neo móng). Ngoài ra chúng tôi còn nhập khẩu và phân phối bu long inox các loại, ốc vít inox các loại, thanh ren inox, ty ren inox, ống nối ren inox, bu lông cấp bền 8.8; 10.9; 12.9; F10T, bu lông tự đứt F10T, S10T, tăng đơ, ma ní, khóa cáp inox các loại… Trong bài viết này cơ khí Việt Hàn giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm bu lông móng (bu lông neo móng).
Công dụng
Bu lông móng (bu lông neo móng) là loại bu lông sử dụng để bắt cột các loại cột với đế hoặc nền bê tông. Hiện nay thì bu lông móng (bu lông neo móng) đang được sử dụng rất rộng rãi trong việc thi công cột điện, cột đèn, các trạm thu phát sóng viễn thông, cột nhà xưởng, cột chuồng trại… Ngoài việc thi công chân cột các loại thì bu lông móng (bu lông neo móng) cũng được sử dụng để cố định chân máy các loại tại xưởng… Nói chung thì bu lông móng (bu lông neo móng) được sử dụng để cố định chân một kết cấu nào đó với nền bê tông đã được gia cố.
Cấu tạo
Cấu tạo của bu lông móng (bu lông neo móng) rất đơn giản, chỉ bao gồm 1 thanh thép hình trụ, được tiện ren một đầu, phần còn lại được bẻ theo yêu cầu thiết kế, có thể bẻ kiểu chữ L, J, LA, JA hay bẻ kiểu chốt chẻ.
Phần đầu bu lông móng (bu lông neo móng) thông thường được tiện ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét, đây là loại tiêu chuẩn ren được sử dụng rộng rãi nhất Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Tất nhiên đi cùng với bu lông móng (bu lông neo móng) bao giờ cũng có thêm ê cu và long đen. Tuy nhiên có một số công trình đặc biệt có yêu cầu là long đen phẳng hoặc long đen vênh, hoặc 1 long đen phẳng, 1 long đen vênh. Về phần Ê cu thì có mối ghép thiết kế yêu cầu 1 ê cu đối với mỗi chiếc bu lông móng, hoặc 2 ê cu lắp với 1 bu lông móng. Cũng có công trình yêu cầu phải sử dụng ê cu mũ để bảo vệ mối ghép tránh bị ăn mòn hóa học trong quá trình chịu tải.
Phân loại
Căn cứ theo kiểu bẻ của bu lông móng mà có thể phân loại bu lông neo móng thành một số loại thông dụng như dưới đây:
Bu lông neo móng kiểu L là loại bu lông neo móng được bẻ theo thiết kế như hình chữ L, dưới đây là bảng thông số tiêu chuẩn của sản phẩm bu lông neo móng bẻ L:
Bu lông neo móng kiểu J là loại bu lông neo móng được bẻ theo thiết kế như hình chữ J, dưới đây là bảng thông số tiêu chuẩn của sản phẩm bu lông neo móng bẻ J:
Bu lông neo móng kiểu LA là loại bu lông neo móng được bẻ theo thiết kế như hình chữ LA, dưới đây là bảng thông số tiêu chuẩn của sản phẩm bu lông neo móng bẻ LA:
Bu lông neo móng kiểu JA là loại bu lông móng (bu lông neo móng) được bẻ theo thiết kế như hình chữ JA, dưới đây là bảng thông số tiêu chuẩn của sản phẩm bu lông neo móng bẻ JA:
Bu lông neo móng kiểu chốt chẻ là loại bu lông neo móng được bẻ theo thiết kế như hình chốt chẻ, dưới đây là bảng thông số tiêu chuẩn của sản phẩm bu lông neo móng bẻ kiểu chốt chẻ:
Tiêu chuẩn bu lông móng
Bên trên là toàn bộ thông số tiêu chuẩn của bu lông neo móng theo các kiểu bẻ chốt che, bẻ J, L, JA, LA. Tất nhiên bên trên chỉ là tiêu chuẩn, đó là những kích thước thông dụng hay sử dụng. Ngoài những quy cách bu lông neo móng theo tiêu chuẩn, chúng tôi còn nhận gia công và sản xuất bu lông neo móng theo bản vẽ thiết kế. Đó là những quy cách bu lông neo móng phi tiêu chuẩn, bản vẽ yêu cầu như thế nào, chúng tôi sẽ gia công đúng như bản vẽ.
Vật liệu
Bu lông móng và bu lông neo móng thông thường được sử dụng thép các bon để sản xuất, tùy vào yêu cầu bản vẽ về thiết kế, quy cách, mà chúng tôi có thể gia công theo bản vẽ. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng sử dụng vật liệu sản xuất theo bản vẽ yêu cầu. Thông thường thì vật liệu sản xuất bu lông móng – bu lông neo móng sử dụng các loại thép các bon như dưới đây:
- Thép CT3 sử dụng sản xuất bu lông neo móng khi thiết kế chỉ yêu cầu bu lông neo móng có cấp bền tương đương cấp bền 4.8.
- Thép CT45 sử dụng sản xuất bu lông neo móng khi thiết kế yêu cầu bu lông có cấp bền tương đương cấp bền 5.8.
- Thép 40Cr dùng để gia công bu lông neo móng khi yêu cầu của bản vẽ yêu cầu cấp bền của bu lông neo móng tương đương cấp bền 8.8.
Khi gia công xong thì tùy vào yêu cầu của từng khách hàng, chúng tôi có thể giao hàng đến quý khách hàng khi sản phẩm bu lông neo móng đã mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân, mạ toàn thân hay mạ mình ren, hoặc cũng có thể chỉ nhuộm đen. Với mỗi yêu cầu khác nhau thì giá bu lông móng có giá khác nhau.
Thi công bu lông móng (bu lông neo móng)
Sau khi đã lựa chọn được bu lông móng (bu lông neo móng) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thì bước tiếp theo là thi công và lắp đặt bu lông móng (bu lông neo móng).
Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các bu lông móng (bu lông neo móng) trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).
Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông móng (bu lông neo móng) lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).
Bu lông móng (bu lông neo móng) phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể là mặt bê tông, mặt bản mã).
Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.
Dùng ni lông bọc bảo vệ lớp ren bu lông móng (bu lông neo móng) khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng. Sai số được cho phép như trong bảng sau:
Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM SẢN XUẤT VÀ XNK VIỆT HÀN
Địa chỉ: 100-B3 Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0917014816/0979293644
Email: cokhiviethan.hanoi@gmail.com / bulongviethan@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.