Sử dụng bu lông inox đúng cách, nâng cao hiệu quả sử dụng

Sử dụng bu lông inox đúng cách, nâng cao hiệu quả sử dụng

Với chất lượng hiệu quả mang lại của bu lông làm từ vật liệu inox thép cao cấp không gỉ mà ngày nay người ta chọn bu lông inox ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cũng có một số khách hàng phản ánh về chất lượng và hiệu quả khi sử dụng nó. Sau khi tìm hiểu kỹ nguyên nhân thì cơ khí Việt Hàn đã làm rõ nguyên nhân là do sử dụng, thi công chưa đúng cách. Chính vì vậy mà cơ khí Việt Hàn quyết định hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bu lông inox bền bỉ, hiệu quả nhất.

Tính chất của mỗi loại bu lông inox

Bu lông inox làm từ các vật liệu từ inox có mác thép khác nhau. Để có thể sử dụng hiệu quả bu lông làm từ inox, trước hết chúng ta cần đi sâu tìm hiểu tính chất của các vật liệu này.

Bu lông làm từ inox 201 

Bu lông làm từ inox 201 là loại thép có giá thành rẻ nhất hiện nay. Nó cũng có khả năng chịu lực tốt và bề mặt bóng sáng. Tuy nhiên với loại inox này, khả năng chống gỉ và ăn mòn hóa học kém hơn nên chỉ phù hợp với điều kiện môi trường khô ráo. Trong môi trường hóa chất và ẩm ướt, nhiễm mặn thì tuyệt đối không nên sử dụng bởi dễ bị ăn mòn, hư hỏng.

Bu lông làm từ inox 304 

Với mác thép là SUS304 thì bu lông inox 304 có hàm lượng cacbon và crom cao nên chịu được môi trường hóa chất. Người mua dễ dàng nhận biết loại bu lông inox 304 này từ kí hiệu A2 – 70 trên mũ bu lông.

Độ thẩm mỹ cũng như tính chịu lực, bền bỉ của loại này tốt hơn so với bu lông làm từ thép 201. 

Chính vì vậy mà tại các môi trường khắc nghiệt, người ta thường ưu tiên sử dụng loại bu lông này.

Bu lông làm từ inox 316

Bu lông được sản xuất từ mác thép SUS 316 được gọi là bu lông inox 316. Đây là loại bu lông inox cao cấp nhất chính vì vậy mà giá thành của nó khá cao. Nó có thể bền bỉ với thời gian trong môi trường nước biển hay hóa chất. 

Để phân biệt loại bu lông này, người ta sẽ kiểm tra ký hiệu A4 – 70 hoặc A4 – 80 và được ký hiệu thêm của nhà sản xuất.

Sử dụng đúng cách giúp bu lông inox được bền bỉ theo thời gian

Của bền tại người là câu nói áp dụng được trong bất kỳ trường hợp nào. Chính vì vậy mà với bu lông inox cũng cần phải biết cách sử dụng đúng đắn.

Vệ sinh bu lông inox đúng cách

Inox là vật liệu chất lượng cao nhưng lại cần lưu ý đến sự sạch sẽ, chính vì vậy để bu lông được bền bỉ nhất thì đầu tiên phải ddarm bảo bu lông không bị bám bẩn.

Cách vệ sinh cho bu lông làm từ vật liệu inox

Theo thời gian, chắc chắn bu lông sẽ bị bám bụi bẩn và điều này khiến cho bu lông dễ bị trật bước ren, cháy ren, hay gỉ sét. Chính vì vậy vệ sinh cho bu lông thường xuyên là cách bảo vệ bu lông được bền lâu:

  • Đối với các vết bẩn vết dơ: dùng nước tẩy rửa xịt vào bề mặt bu lông và sau đó dùng miếng vải ẩm lau nhẹ nhàng. Sau đó dùng khăn khô lau lại để tránh trường hợp dư cặn hay vôi hóa.
  • Với vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng mỡ hay cồn để rửa. Tuy nhiên lưu ý không rửa dầu mỡ và cồn tạ những nơi có nhiệt độ cao, nóng dễ bốc cháy.
  • Lau dấu vân tay bằng cách dùng dung dịch baking soda để lau nhẹ bề mặt bu lông và cúng đừng quên bước làm khô bu lông nhé!
  • Với các chất bám dính hay keo dán thì có thể lau sạch bằng axeton.
  • Với cặn vôi, bạn có thể lau sạch bằng giấm.

Lưu ý khi vệ sinh bu lông làm từ inox

Với bề mặt bu lông từ inox sáng bóng, nên khi vệ sinh nó, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Không cọ rửa bằng nùi thép hay vật cứng làm trầy xước bề mặt

Không dùng chất tẩy rửa có thành phần là clo hay axit.

Không sử dụng lẫn lộn các chất tẩy rửa với nhau cùng 1 lúc làm phản ứng hóa học gây hại cho bu lông

Trên đây là những lưu ý giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có khi vệ sinh bu lông làm từ inox mà cơ khí Việt Hàn đã đút rút kinh nghiệm từ khách hàng trong nhiều năm qua.

Cách siết bu lông inox đúng chuẩn 

Mặc dù siết bu lông thường có dụng cụ đi kèm hỗ trợ, những người thi công cần biết cách xiết bu lông để tránh hiện tượng trật bước ren làm chết ren hay chặt quá làm áp lực lên chi tiết lớn dẫn đến nhanh hư hỏng.

Siết bu lông chậm mà chắc

Nguyên nhân của hiện tượng cháy ren là do ma sát lớn của bu lông và đai ốc. Để giảm lực ma sát, khi thi công siết đai ốc cần siết với tốc độ chậm. Lưu ý không sử dụng máy móc siết bu lông bằng điện. Tốc độ của máy chạy bằng điện quá nhanh dễ cháy ren. Đặc biệt là những loại ê cu khóa nhựa.

Không dùng bu lông inox để kéo các mối liên kết

Bu lông là chỉ để liên kết các mối gắn, không được thiết kế để kéo các kết cầu vào vị trí. Làm như vậy sẽ khiến cho u lông bị trờn ren. Cách làm đúng nhất là bạn phải kéo bằng tay đến khi siết chặt mới vít đai ốc.

Dùng kèm với mỡ bôi trơn bu lông

Chất bôi trơn như mỡ hay dầu bôi trơn có khả năng làm giảm ma sát và áp lực lên bu lông khi siết đai ốc. Chính vì vậy mà bu lông sẽ hạn chế được việc cháy ren, trờn ren hư hỏng bu lông inox. Bạn cũng có thể sử dụng chất bôi trơn dùng trong công nghiệp.

Hoặc là sử dụng những loại ê cu có sẵn chất bôi trơn.

Dừng lại khi bị kẹt khi siết bu lông inox

Trong quá trình siết đai ốc, nếu như bị kẹt bu lông lại thì tốt nhất là chúng ta dừng lại ngay lập tức. hãy đợi vài phút để cho bu lông giảm nhiệt rồi tháo ra, kiểm tra lại nguyên nhân bị kẹt và xử lý chúng. Thông thường, trường hợp này có thể do bu lông bị bám cặn bụi, khi này thì chỉ cần làm sạch bu lông là được. Với trường hợp do bu lông inox hư thì bạn hãy thay bằng cái khác để lắp đặt.

Với những kinh nghiệm quý báu được cơ khí Việt Hàn chia sẻ phía trên, hy vọng rằng khách hàng sẽ sử dụng bu lông inox một cách hợp lý, bền bỉ nhất. Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ngôn ngữ khác / Language Change »
Contact Me on Zalo
0979 293 644