Bu lông neo móng inox hay còn gọi là bu lông móng là sản phẩm vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng đặc biệt là thi công làm trụ cột, chân cột. Tuy nhiên, để lựa chọn được bu lông neo inox có tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo khả năng chịu lực thì cần phải có biện pháp sử dụng hợp lý. Bài viết dưới đây, cơ khí Việt Hàn sẽ cung cấp cho bạn thông tin khái quát về việc tính toán bu lông neo chân cột và những biện pháp thi công loại bu lông inox này.
Bu lông neo móng inox là gì?
Bulong neo inox hay còn gọi là bulong móng là loại bu lông đặc biệt sản xuất từ vật liệu inox. Chi tiết này có vai trò lắp ghép giúp tạo liên kết ở chân móng của cột với nền.
Người ta thường ứng dụng bu lông này trong thi công hệ thống cột điện, cột đèn, các trụ móng và được sử dụng trong các công trình xây dựng.
Việc sử dụng bu lông neo inox chân cột giúp cố định cột vào dầm móng và chống. Hơn nữa, nhờ có nó mà việc truyền lực từ cột sang hệ thống móng tốt hơn. Để sử dụng bu lông neo móng trong thi công chân cột người ta cần tính toán sử dụng hợp lý cũng như có những biện pháp thi công chính xác.
Vai trò của bu lông neo móng inox trong thi công chân cột
Bởi vì vật liệu sản xuất ra bu lông neo chân cột là inox nên nó đảm bảo được độ bền của chúng khá cao, ít bị ăn mòn bởi những tác động từ bên ngoài như môi trường bụi, biển,… Trường hợp hư hỏng bu lông neo móng inox là rất hiếm khi xảy ra vì vậy mà chân cột luôn đảm bảo tính vững chãi của nó.
Vai trò của bu lông neo trong thi công chân cột là bộ phận liên kết kết cấu nền với phần nổi của công trình và tạo điểm tựa vững chắc cho cột bê tông.
Cách tính toán bu lông neo móng inox chân cột
Với bất kỳ công trình trụ cột nào thì áp lực ngang từ việc rung lắc trong quá trình đổ bê tông hay quá trình đầm là không thể tránh khỏi. Khi đầm bê tông, hỗn hợp bê tông sẽ tác động trực tiếp lên hệ ván khuôn làm cho chân cột phải chịu áp lực lớn.
Khi đó, áp lực từ những thanh nẹp hay hệ ván ép khuôn sẽ tác động tới các thanh thép. Áp lực từ các thanh thép sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến những thanh bu lông neo inox. Vậy thì làm thế nào để giảm được áp lực ngang đó, hay phải tính toán như thế nào để bu lông neo inox chịu được những chuỗi áp lực đó.
Vậy thì dưới đây sẽ là một số biện pháp mà cơ khí Việt Hàn xin phép gợi ý cho các đơn vị thi công:
- Sử dụng liên kết với chân cột khớp: Đối với nhà thấp ít tầng, khung giằng, nhà công nghiệp một hay nhiều nhịp có ít tầng
- Sử dụng chân cột liên kết ngầm trong các trường hợp: trụ cổng, trụ đèn chiếu sáng, nhà nhiều tầng và nhiều nhịp, nhà xe một cột, mái dạng dầm hẫng
- Đối với việc mô hình hóa chính xác sẽ cho ra sơ đồ lực sát nhất với thực tế chịu lực của kết cấu. Trên cơ sở phân tích mặt lợi hại các kỹ sư công trình sẽ đưa ra những lựa chọn về kích thước và kiểu bu lông neo móng phù hợp nhất.
Hơn nữa, kỹ sư cần phải phân tích rõ sơ bộ sơ đồ nội lực của kết cấu để đảm bảo việc lựa chọn mô hình tính chính xác. Nhờ đó đưa ra những lựa chọn bu lông neo móng inox nào đảm bảo được yếu tố kỹ thuật, mang lại sự an toàn và sự kiên cố cho công trình.
Thông thường, bulong, đai ốc, ty ren ê cu tại cơ khí Việt Hàn là những sản phẩm chứa bước ren. Các vật tư này không sử dụng tách rời riêng biệt mà hường được kết hợp với nhau tạo nên một hệ ren có vai trò đảm bảo an toàn cho sản phẩm cơ khí, hỗ trợ hoạt động thi công xây dựng và rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống.
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn vật tư cơ khí chúng ta cần chú ý đến bước ren có chất lượng hay không. Lựa chọn bu lông kém chất lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sự an toàn cũng như chất lượng toàn bộ công trình.
Những lưu ý khi thi công bu lông neo móng inox chân cột
Vấn đề tính toán bu lông neo inox chân cột đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật thực sự quan trọng. Và sau khi tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn được loại bu lông phù hợp thì quá trình thi công cũng cần đảm bảo độ chính xác cao để phát huy được vai trò chính của bu lông neo móng.
Biện pháp thi công có hững lưu ý như sau:
- Xác định tim cột chính xác tráng sai lệch làm mất cân bằng khả năng chịu lực đối với trụ cột và tăng nguy cơ hư hỏng nhanh.
- Phải đảm bảo bu lông không bị dịch chuyển ra khỏi vị trí trong quá trình thi công.
- Phần nhô lên của bu lông sau khi đổ bê tông phải đảm bảo đủ 100mm
- Phải lắp đặt bản mã tiếp xúc với chân cột thành một mặt phẳng và đều nhau.
- Cần bọc lại phần đầu ren để tránh bị bê tông bám vào trong quá trình thi công đổ bê tông.
- Trước khi thực hiện việc đổ bê tông cần nghiệm thu lại tọa độ cũng như tim cột bằng máy kinh vĩ và kiểm tra độ ổn định của từng cụm bu lông.
- Quá trình đổ phải đảm bảo giám sát kĩ từng vị trí chân cột, điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện bu lông hay cụm bu lông bị dịch chuyển sai vị trí tim cột.
Trên đây là những biện pháp cũng như lưu ý khi thi công bu lông neo móng inox trong thi công chân cột. Hy vọng chia sẻ của cơ khí Việt Hàn mang lại cho quý khách hàng nhiều thông tin bổ ích.