Bu lông nở sắt inox là loại vật tư được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng công trình. Tầm quan trọng của loại bu lông này thực sự rất lớn trong việc liên kết các kết cấu của các chi tiết giúp đảm bảo công trình được hoàn thiện, bền bỉ hơn, chắc chắc chắn hơn.
Hiện nay có 2 phương pháp thi công nở sắt, tuy nhiên phương pháp nào mang lại hiệu quả hơn thì còn là vấn đề băn khoăn của nhiều người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh qua bài viết dưới đây nhé!
Nở sắt inox là gì?
Nở sắt inox hay chính xác hơn là bu lông nở được làm từ vật liệu inox. Công dụng của bu lông nở sắt đó chính là kết nối các giá treo, khung treo với tường hay nền bê tông. Nhờ có bu lông nở sắt mà việc lắp đặt kệ tủ, giá đỡ trở nên dễ dàng, chắc chắn và cố định hơn.
Ngoài tên gọi là nở sắt inox thì có người còn gọi bu lông này là nở rút, tắc kê nở, tắc kê rút inox,… Với thiết kế đặc biệt có thêm phần áo nở tăng khả năng chịu lực và chịu tải cao
Cụ thể cấu tạo của loại bu lông này gồm có:
Phần thân bu lông hình trụ tròn bên trong và bên ngoài có bộ phận giãn gọi là áo nở. Khi sử dụng bu lông nở sắt người ta sẽ thi công trọn bộ gồm có: 1 bu lông, 1 áo nở, 1 đai ốc hoặc 2 tùy vào từng trường hợp, 1 long đen phẳng và 1 long đen vênh.
Hiện nay, thị trường đang cung cấp các loại bu lông nở từ inox 201, inox 304, inox 316, inox 316L. Mỗi loại sẽ có những ưu việt vượt trội nên khi sử dụng người dùng cần nắm rõ yêu cầu kỹ thuật để sử dụng hợp lý, hiệu quả cao.
Quy trình thi công nở sắt inox truyền thống.
Quy trình thi công nở sắt truyền thống là hình thức thi công có từ khi thị trường xuất hiện loại bu lông này. Quy trình thi công như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị công cụ để thi công gồm có:
Bu lông nở sắt với kích thước tương ứng với liên kết chuẩn bị lắp ghép và những phụ kiện như đai ốc, long đen đi kèm cùng kích thước.
Máy khoan khoan lỗ
Búa dùng để đóng bu lông
Ta cần chuẩn bị các công cụ sau:
- Bước 2: Lựa chọn điểm đặt khoan và tiến hành khoan lỗ trên tường hay dầm bê tông với đường kính lỗ khoan và chiều sâu phù hợp với kích thước bu lông.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan và sử dụng búa để đóng bu lông nở sắt vào lỗ đã khoan.
- Bước 4: Gắn kết cấu lên bu lông nở sắt và siết đai ốc đã chuẩn bị sẵn.
Hình thức thi công truyền thống này hiện cũng đang được thực hiện rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau.
Quy trình thi công nở sắt inox tiêu chuẩn
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực xây dựng thì hiện nay nhiều đơn vị áp dụng hình thức thi công tiêu chuẩn với quy trình như sau:
- Bước 1: Tiến hành khoan lỗ khoan trước phù hợp với kích thước theo tiêu chuẩn.
- Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan trên bê tông sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng
- Bước 3: Đưa bu lông nở inox vào lỗ và điều chỉnh nó sao cho tắc kê nở vuông góc thẳng 90 độ, không cong vênh quá, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 4: Đóng tắc kê nở bằng dụng cụ chuyên dụng cho đến khi hết kịch lỗ khoan sau đó cố định với vật liên kết và siết đai ốc.
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại bu lông nở sắt inox sao cho chính xác với yêu cầu.
So sánh khả năng chịu lực của hai phương pháp
Như chúng ta đã thấy, với phương pháp truyền thống, quá trình thi công có thể tiết kiệm được thời gian chỉ với 4 bước nhanh gọn. Hơn nữa, cũng không cần sử dụng dụng cụ chuyên dụng nên tiết kiệm được chi phí mua sắm dụng cụ.
Tuy nhiên, với phương pháp tiêu chuẩn thì đảm bảo được việc khả năng chịu lực của bu lông nở là tối đa. So với phương pháp truyền thống thì khả năng chịu lực của phương pháp tiêu chuẩn tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, tùy vời điều kiện cũng như từng công trình mà người ta sẽ chọn phương pháp phù hợp. Thông trường những công trình lắp đặt kệ giá lớn có sức chịu tải cao thì
Như vậy, bài viết trên cơ khí Việt Hàn đã phân tích cũng như so sánh cho quý khách hàng được thấy rõ về khả năng chịu lực của 2 phương pháp thi công bu lông nở sắt inox. Hy vọng quý khách hàng sẽ chọn được phương pháp thi công phù hợp nhất, mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho công trình.